Trong những năm gần đây, thực phẩm hữu cơ đã dần thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng bởi tính an toàn, sạch và giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng. Tại Việt Nam, ngoài một số loại thực phẩm hữu cơ được sản xuất trong nước như rau , gạo, trứng… còn có nhiều loại thực phẩm khác gắn nhãn “organic” được nhập khẩu từ nước ngoài như sữa, thịt, trái cây….
Trong bối cảnh các quy định của Nhà nước về quản lý thực phẩm hữu cơ nói chung và ghi nhãn cho sản phẩm hữu cơ nói riêng hầu như được quan tâm thì việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ thực sự đối với người tiêu dùng là một việc vô cùng khó khăn. Vậy bằng cách nào người tiêu dùng có thể mua được một sản phẩm thực sự là hữu cơ – organic? Dưới đây là một số tham khảo.
Chứng nhận hữu cơ - organic
Đối với những loại thực phẩm với chất lượng cao và quy trình sản xuất khắt khe như thực phẩm hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ là vô cùng quan trọng. Để được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nhất định và phải được thanh tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Thông thường, để sản xuất ra một loại thực phẩm hữu cơ nào đó, người sản xuất phải được đào tạo về các quy định, tiêu chuẩn, quy trình… thực sự nghiêm ngặt. Do vậy, các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra có thể đảm bảo là hữu cơ thực sự.
Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng, tuy nhiên có một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới như chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA - Organic), Liên minh Châu Âu (European Union)…, hay hệ thống đảm bảo cùng tham gia trong nông nghiệp (PGS)… Tại Việt Nam, dưới sự tài trợ của ADDA trong Dự án NNHC và sự giúp đỡ của IFOAM (Liên đoàn các phong trào NNHC quốc tế), hệ thống PGS được xây dựng và triển khai thành công với sự tham gia đảm bảo của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị của sản phẩm: người sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước địa phương, người tiêu dùng… Hệ thống PGS cũng là chứng nhận đầu tiên và duy nhất cho các sản phẩm hữu cơ tại thị trường trong nước cho tới thời điểm này.
Như vậy, đối với những sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ thì dễ dàng hơn nhiều cho người tiêu dùng lựa chọn.
Vậy với những sản phẩm không được chứng nhận nhưng người sản xuất/ bán hàng vẫn tuyên bố là hữu cơ – organic thì sao?
Trong trường hợp này người tiêu dùng phải chấp nhận chịu thiệt thòi (và chắc chắn phần thiệt thòi nhiều nhất sẽ thuộc về người tiêu dùng) bởi đó là những “tuyên bố” không có cơ sở. Cơ sở ở đây chính là những tiêu chuẩn, những quy trình khắt khe trong sản xuất hữu cơ mà người sản xuất phải tuân thủ dưới sự giám sát, thanh tra đánh giá của cơ quan cấp chứng nhận hoặc các bên liên quan. Trong trường hợp này người sản xuất “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, do vậy độ tin cậy sẽ không cao.
Trong một thị trường thực phẩm hữu cơ còn bị buông lỏng quản lý như ở Việt Nam thì rủi ro khi mua thực phẩm hữu cơ đối với người tiêu dùng là rất cao.
_________________
eGap & eGap.vn là Giải pháp để nhận biết và xác thực sản phẩm hữu cơ. Dưới đây là những giải khả năng của giải pháp eGap:
- Quản lý: địa điểm, quy mô, lịch sử sản xuất, tuân thủ GAP
- Truy xuất minh bạch bằng Tem QR – Code eGap có thể kiểm chứng trực tuyến theo thời gian thực toàn bộ lịch sử sản xuất theo từng công đoạn.
- Kết nối: với thị trường, giữa người sản xuất – khách hàng, với các cơ quan quản lý, tín dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, hải quan;
- Công nghệ hỗ trợ để bảo đảm Gap: Cung cấp giải pháp quản trị số doanh nghiệp, lập kế hoạch sản xuất – tiêu thụ, thông tin thời tiết thông minh, các giải pháp đầu vào và đầu ra như dinh dưỡng, bảo vệ thực vật, chế biến bảo quản, phân phối, kết nối khách hàng, cảnh báo sâu bệnh tự động, quản lý môi trường sản xuất…
Nguồn : vietnamoganic.vn và biên tập egap